Vùng lãnh hải 52.000 km2 với những thắng cảnh tự nhiên chạy dọc theo đường bờ biển 192km và nhiều hòn đảo lớn nhỏ hoang sơ. Nắm bắt được cơ hội phát triển này nên nhiều chủ đầu tư đã về đây mở hàng loạt dự án mới cùng với kết nối dự án về cơ sở hạ tầng, giao thông đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để ngành du lịch Bình Thuận phát triển.

Điểm cộng thiên nhiên…
Là một tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ, Bình Thuận là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bình Thuận cũng là giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực phía nam như Nha Trang, Đà Lạt, TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu…
Đặc biệt hơn, với sự ưu ái của mẹ thiên nhiên ban tặng cho Bình Thuận đường bờ biển dài cùng với cảnh quan hùng vĩ, môi trường trong lành 365 ngày nắng phù hợp cho việc phát triển ngành du lịch, cùng với đó là những di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc. Đây là tiềm năng to lớn để Bình Thuận phát triển kinh tế – xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Đến sự đầu tư tỉ mì chi tiết về cơ sở hạ tầng
Ban cạnh thiên nhiên được ưu ái, Bình Thuận đã và đang ngày một phát triển để triển khai hàng loạt các cơ sở hạ tầng về giao thông, khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô để tạo bước đệm cho kinh tế và du lịch của tỉnh cất cánh.
Một số dự án về cơ sở hạ tầng nổi bật đang gấp rút triển khai như:
- Cao tốc Phan Thiết – dầu Giây: Với chiều dài 99km, mặt đường rộng hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h được khởi công ngày 30/9. Dự án có vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển từ TPHCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết.
- Sân bay Phan Thiết: là động lực phát triển kinh tế-xã hội của toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Riêng với thị trường du lịch, sân bay Phan Thiết sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển từ các tỉnh miền Bắc nhờ đường bay thẳng. dự kiến sửa khi hoàn thành sẽ mang một lượng lớn khách du lịch đến trải nghiệm tại các dự án đô thị du lịch trên địa bàn tỉnh, đơn cử như NovaWorld Phan Thiết-siêu thành phố biển du lịch sức khoẻ có quy mô đến 1.000 ha, góp phần ghi dấu Bình Thuận trên bản đồ thế giới và khu vực.
- Sân bay Long Thành: giúp cho du khách từ sân bay quốc tế về Phan Thiết thuận tiện và nhanh chóng hơn, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TPHCM – Long Thành – Phan Thiết.

Tiếp đến, hàng loạt các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng du lịch cao cấp của tỉnh đã và đang được đưa vào khai thác cũng như triển khai sẽ làm tiền đề cho kinh tế – du lịch của tỉnh phát triển nhanh.
Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, đến tháng 7/2022, toàn tỉnh có 382 dự án đầu tư du lịch (trong đó có 188 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh) với tổng vốn đăng ký 70.000 tỷ đồng, tổng diện ích đất 6.300 ha.
Với tất cả những tiềm năng và cơ hội nêu trên, định hướng chiến lược là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là trụ cột phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là mục tiêu rất gần của tỉnh Bình Thuận.